Tháng 8 năm 2024, tỉnh Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06/CP đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra
Lượt xem: 10

Tháng 8 năm 2024, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố bám sát chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ Đề án 06/CP được phân công; đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu đề ra.

Hiện nay, tỉnh Hoà Bình đã thực hiện tích hợp, cung cấp 1.294/1.897 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt 68,21%. Tháng 8, toàn tỉnh đã tiếp nhận 36.940 hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC), trong đó tiếp nhận trực tuyến 27.903 hồ sơ; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính công ích 1.194 hồ sơ, hồ sơ từ kỳ trước chuyển sang 7.843 hồ sơ. Triển khai thực hiện có hiệu quả 36/53 dịch vụ công thiết yếu ban hành tại Đề án 06/CP và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công, góp phần tăng chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh. Theo kết quả đánh giá của Cổng Dịch vụ công quốc gia, tháng 8 điểm số hóa hồ sơ toàn tỉnh đạt 13,7/22 điểm (tăng 0,7 điểm); trong đó tỷ lệ hồ sơ TTHC số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết đạt 72,15% (tăng 10,6%, tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 61,91% (tăng 0,69%); số lượt truy vấn, khai thác tài liệu từ kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia 966.255 (tăng 14.639 lượt); kết quả xử lý hồ sơ nộp trực tuyến với hồ sơ đang xử lý đạt 97,87% hồ sơ đúng hạn, hồ sơ xử lý quá hạn 2,13%. Qua đó, góp phần tái cấu trúc sử dụng trong giao dịch hành chính của cá nhân và tổ chức.

Tỉnh tích cực ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, phân tích dữ liệu dân cư, quy mô dân số phục vụ quy hoạch của tỉnh, huyện. Chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục hoàn thiện, phát triển, ứng dụng dữ liệu chuyên ngành với dữ liệu dân cư phục vụ các lĩnh vực công tác Công an, Thuế, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, Giáo dục. Cụ thể quản lý chặt chẽ biến động 952.775 người; kích hoạt, sử dụng 471.553 tài khoản định danh điện tử - VNeID (tăng 3.005 tài khoản); tiện ích trên VNeID có số lượng người ứng dụng sử dụng cao dịch vụ thông báo lưu trú 5.005 lượt, đăng nhập cổng dịch vụ công SSO 20.512 lượt, sổ hộ khẩu điện tử 266.123 lượt người, kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự 116 tin. Phát triển ứng dụng xử lý phạt nguội tại 19 điểm, nút giao thông trọng điểm; sử dụng căn cước công dân và các dịch vụ, tiện ích số tại 232/232, 100% cơ sở y tế khám chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân. Sử dụng khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, KIOSK tự phục vụ tại 01 điểm y tế tuyến tỉnh và 10 điểm cơ sở tuyến huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Số người sử dụng Bảo hiểm xã hội số - VssID 184.367 người (tăng 35 người); chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt 24.055 đối tượng bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp một lần, ốm đau, thai sản, lương hưu (tăng 56 đối tượng). Thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho 28.125 đối tượng với tổng số tiền là 149.943.154.000đ, đạt 100% số đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên đã có tài khoản (tăng 2.630 đối tượng); 100% các cơ sở khám chữa bệnh, trường học trên địa bàn đã có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, một số sở, ngành đã và đang sử dụng các phần mềm quản lý gắn với việc triển khai giải pháp mô hình quản lý, thanh toán không dùng tiền mặt để quản lý thống nhất, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả nhằm phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm tạo nền tảng về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn lực để phát triển xây dựng Công dân số. Chỉ đạo Công an tỉnh duy trì trạng thái thường xuyên cấp thẻ căn cước gắn với định danh điện tử cho công dân 14 tuổi đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu bắt buộc trong thực hiện giao dịch điện tử. Đến nay cấp 744.102/749.089 căn cước cho công dân từ đủ 14 tuổi đủ điều kiện (đạt 99,33%). Hiện toàn tỉnh đã kích hoạt, sử dụng 471.553 tài khoản định danh điện tử (Tỷ lệ kích hoạt trên tổng số công dân đã được cấp căn cước công dân đạt 64%); cấp 1.500 chữ ký số từ xa cho người dân và doanh nghiệp để sử dụng dịch vụ công trực tuyến; công dân khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip tại 232/232 cơ sở y tế đạt 100% với 432.155 lượt tra cứu. Đồng bộ, xác thực dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư BHXH, BHYT, BHTN 782.953/784.926, đạt 99,75%. Duy trì cập nhật, bổ sung, điều chỉnh thông tin công dân đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” từ các dữ liệu chuyên ngành trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến nay đã thu thập, cập nhật 182.568 thành viên thuộc 07 tổ chức chính trị xã hội vào hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội đã thực hiện rà soát, làm sạch dữ liệu 40.450/41.156, đạt 98,28%.

Công tác tuyên truyền thực hiện Đề án 06/CP được tăng cường về cả nội dung và hình thức, do đó tính truyền tải sâu sắc, đem lại hiệu quả cao lan tỏa đến mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, linh hoạt, đa dạng, thiết thực, hiệu quả (đặc biệt chủ động làm video tuyên truyền bằng tiếng Thái, Mông, Mường….) phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa bàn. Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền trong quần chúng nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng trên các nền tảng số (zalo, facebook, fanpage…) để tạo sự tương tác với trên 659.998 lượt công dân tiếp cận. In pano, áp phích tuyên truyền đặt tại trụ sở đơn vị; In ấn, niêm yết mã QR-code có nội dung tuyên truyền dán tại các trường học, siêu thị, địa điểm tập trung đông dân cư… Đồng thời kết hợp tuyên truyền trực tiếp tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh, các buổi hoạt động văn hóa, thôn, xóm, làng, bản, các buổi văn nghệ, thể thao, cuộc thi, hội thao… trên 80 lượt tuyên truyền đã lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp trong xã hội.

Tháng 9 năm 2024, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo Đề án 06/CP các cấp trong tỉnh phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung, thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ, nhất là kịp thời giải quyết các nhiệm vụ còn chậm, muộn, đáp ứng yêu cầu theo chương trình, kế hoạch của tỉnh, của Chính phủ. Các sở ngành đã được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đẩy mạnh việc tra cứu, khai thác thông tin công dân khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, tránh tình trạng tra cứu không đúng mục đích, không phục vụ yêu cầu công tác. Tiếp tục thực hiện các mô hình đã đăng ký và triển khai, đồng thời nhân rộng đến các cấp trong tỉnh như khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, KIOSK tự phục vụ; ứng dụng Camera AI kiểm soát ra vào khu du lịch; Ứng dụng nền tảng quản lý lưu trú qua phần mềm ASM. Đảm bảo tuyệt đối An ninh an toàn thông tin công dân và hệ thống thiết bị kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thường xuyên quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho lãnh đạo quản lý các cấp, cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào quá trình quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 06/CP, Luật Căn cước, tài khoản định danh điện tử VNeID... đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và quần chúng Nhân dân trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng công dân số./.

 

 

Nguyễn Trần Phương, Chuyên viên văn phòng Sở Nội vụ

 

web basic 2x