Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Phạm Thị Tuyết - Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng: Trong thời gian qua, công tác văn thư, lưu trữ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động công vụ, nhất là trong việc góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính của Chính phủ gắn với mục tiêu, triển khai xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Công tác văn thư, lưu trữ đã góp phần đảm bảo thông tin trong hoạt động quản lý, cung cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy cho việc thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời, cung cấp những thông tin trong quá khứ, những chứng cứ, bằng chứng phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước. Việc triển khai Thông tư số 01/2019/TT-BNV và Thông tư số 02/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ là yêu cầu cấp thiết hiện nay theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ và của UBND tỉnh nhằm hướng dẫn thực hiện thống nhất quy trình quản lý văn bản điện tử đến, quản lý văn bản điện tử đi, lập và nộp lưu hồ sơ điện tử vào lưu trữ cơ quan; yêu cầu bảo quản tài liệu điện tử,…trên địa bàn tỉnh.
Bà Phạm Thị Tuyết – Phó Giám đốc Sở Nội vụ phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn
Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Phạm Thị Tuyết - Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng: Trong thời gian qua, công tác văn thư, lưu trữ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động công vụ, nhất là trong việc góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính của Chính phủ gắn với mục tiêu, triển khai xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Công tác văn thư, lưu trữ đã góp phần đảm bảo thông tin trong hoạt động quản lý, cung cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy cho việc thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; đồng thời, cung cấp những thông tin trong quá khứ, những chứng cứ, bằng chứng phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước. Việc triển khai Thông tư số 01/2019/TT-BNV và Thông tư số 02/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ là yêu cầu cấp thiết hiện nay theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ và của UBND tỉnh nhằm hướng dẫn thực hiện thống nhất quy trình quản lý văn bản điện tử đến, quản lý văn bản điện tử đi, lập và nộp lưu hồ sơ điện tử vào lưu trữ cơ quan; yêu cầu bảo quản tài liệu điện tử,…trên địa bàn tỉnh.
Dự hội nghị có hơn 125 đại biểu là đại diện lãnh đạo Văn phòng, cán bộ văn thư, lưu trữ, cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của các Sở, ban, ngành tỉnh và lãnh đạo UBND, Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Nội vụ và cán bộ văn thư, lưu trữ của 11 huyện, thành phố.
Thông tư số 01/2019/TT-BNV và Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ là những vấn đề mới, có nhiều nội dung quan trọng, việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ so với trước đây sẽ có nhiều thay đổi, do đó Phó Giám đốc Sở Nội vụ đề nghị các đại biểu tập trung lắng nghe báo cáo viên trình bày tại Hội nghị trong đó đi sâu hướng dẫn về các quy trình nghiệp vụ công tác văn thư điện tử: Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản điện tử, chữ ký số, quản lý văn bản đến điện tử, văn bản đi điện tử, yêu cầu quản lý, sử dụng chứng thư số; lập hồ sơ trên môi trường mạng,…
Cán bộ Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước truyền đạt nội dung 02 Thông tư của Bộ Nội vụ
Hội nghị cũng được đồng chí báo cáo viên trao đổi, giải đáp các thắc mắc của đại biểu, tập trung những vấn đề hiện nay của các cơ quan, tổ chức, địa phương còn gặp khó khăn trong thực hiện chữ ký số, lập hồ sơ và lưu trữ văn bản điện tử để thống nhất thực hiện theo đúng quy định; đồng thời đề nghị Sở Nội vụ phối hợp chặt chẽ với sở Thông tin Truyền thông tiếp tục tham mưu UBND tỉnh Hòa Bình để chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 01/2019/TT-BNV và Thông tư số 02/2019/TT-BNV trong thời gian đến./.
Thùy Anh – Chi cục Văn thư - Lưu trữ