Hướng dẫn xây dựng Đề án
Lượt xem: 22
Đề án là văn bản đề xuất những nội dung, hình thức, phương pháp hành động có mục tiêu phù hợp vói điều kiện cụ thể của tổ chức để thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nào đó trong tương lai. Sau khi đề án được phê duyệt, các nhà tổ chức sẽ hình thành những chương trình, dự án hay đề tài để hiện thực hóa mục tiêu đề án.

Khi soạn thảo bản đề án thường có cấu trúc như sau:

Phần 1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1.1. Lý do xây dựng đề án

1.2. Căn cứ xây dựng đề án

1.2.1 Căn cứ khoa học (nếu có)

1.2.2. Căn cứ chỉnh trị, pháp lý để xây dựng đề án.

- Căn cứ quan điểm, thái độ chính trị của Đảng

- Căn cứ nhiệm vụ chính trị của cơ quan, Bộ ngành hay địa phương...

- Căn cứ qui định của chính sách, pháp luật

1.2.3. Căn cứ thực tiễn (gắn vói tổ chức, ngành hay địa phương).

- Xu hướng phát triển của đối tượng tác động

- Thực trạng của đối tượng tác động (hay vấn đề cần giải quyết)

- Căn cứ nhu cầu công tác, nhiệm vụ được giao, nhu cầu phát triển tổ chức, đổi mới quản lý cơ quan, đơn vị ...

Phần 2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

2.1. Mục tiêu đề án (Viết đầy đủ)

- Mục tiêu chung (Những mong muốn cần đạt được thông qua đề án)

- Mục tiêu cụ thể (Kết quả cần đạt được ở mỗi phương diện của mục tiêuchung)

2.2. Yêu cầu của đề án

- Yêu cầu về hình thức, nội dung, số lượng, chất lượng công việc, nhiệm vụ của đề án đặt ra .

- Yêu cầu về tiến độ thời gian hoàn thành đề án

- Yêu cầu về hiệu lực, hiệu quả triển khai thực hiện đề án

2.3. Quan điểm

Những định hướng mang tính bắt buộc trong tiếp cận mục tiêu, hay lựa chọn nhiệm vụ ưu tiên, cách thức huy động nguồn lực, lựa chọn cách tổ chức thực hiện nhiệm vụ đề án trong điều kiện cụ thể...

Phần 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNHNHU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA ĐỔI TƯỢNG TÁC ĐỘNG

3.1. Đánh giá thực trạng đối tượng

3.1.1. Đánh giá về ưu điểm

3.1.2. Đánh giá về hạn chế

3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.2. Nhu cầu phát triển của đối tượng tác động

3.2.1. Phát triển về số lượng

3.2.2. Phát triển về mặt chất lượng

3.2.3. Phát triển về cấu cấu trúc

Phần 4. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

4.1. Nhiệm vụ chủ yếu

4.1.1. Hoạt động triển khai

4.1.2. Hoạt động duy trì

4.1.3. Hoạt động chuyên môn, kỹ thuật

4.1.4. Hoạt động hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ

4.1.5. Hoạt động kiểm soát, đánh gi

4.2. Giải pháp chủ yếu

4.2.1. Xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách

4.2.2. Tổ chức bộ máy và phát triển nhân sự

4.2.3. Điều hành và phối hợp thực hiện

4.2.4. Kiểm tra, giám sát và đánh giá

Phần 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

5.1. Tổ chức thực hiện

5.1.1. Thành lập Ban đề án

5.1.2. Phân công nhiệm vụ

5.1.3. Kinh phí thực hiện

5.2. Đánh giá hiệu quả đề án

5.2.1. Đánh giá tính khả thi của đề án

5.2.2. Đánh giả một số tác động không mong muốn của đề án và hướng khắc phục

5.2.3. Hiệu quả của đề án:

- Hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả xã hội

- Người hưởng lợi của đề án

PHỤ LỤC (Nếu có)

Trần Phương - Văn phòng Sở

web basic 2x